Lợi ích trong chăn nuôi và nông nghiệp là vậy nhưng đối với giun đất còn có một tác dụng mà ít ai biết đến. Trong đông y giun đất được gọi là địa long là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều và có rất nhiều công dụng. Vậy Địa long có tác dụng chữa bệnh ra sao?
Mô tả:
Không phải đối với tất cả loài giun đất nào cũng được dùng làm thuốc Các loài giun đất chỉ Lumbricus thuộc họ Lumbricidae và chi Pgeretima thuộc họ Megascolecidae đều được dùng làm thuốc. Chi giun ở nước ta mới được xác định Pheretima SP., dài chừng 10-35cm, thô chừng 5-15mm, thân có nhiều đốt, ở mặt bụng và 2 bên thân có 4 đốt lông ngắn rất cứng giúp nó di chuyển được, vòng đai chiếm 3 đốt thứ 14-16.
Tên khoa học: Lumbricus.
Họ khoa học: Megascolecidae.
Môi trường sinh sống:
Giun đất ưa sống ở những nơi đất ẩm và giàu mùn hữu cơ. Ban ngày chúng lẩn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất, và chính hoạt động của giun đất đã đóng góp phần đáng kể trong việc thay đổi đặc điểm l{ hóa được. Giun đất thường phân bố hẹp. Loại có khoang trắng tốt nhất.
Thu bắt và chế biến:
Đào lấy thứ khoang cổ, loại già. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền đình chùa, gốc bụi chuối lâu năm. Muốn bắt dễ dàng, lấy nước lá Nghễ răm hay nước Bồ kết, nước Chè, ngâm nước đổ lên đất thì giun bò trườn lên. Người ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro, rồi rửa sạch bằng nước ấm cho sạch chất nhớt, ép đuôi vào gỗ sau đó mổ dọc thân giun, rửa sạch đất trong bụng, phơi hoặc sấy khô cất dùng. Không dùng giun tự nhiên lên mặt đất (có bệnh mới lên).
Giun sau khi bắt về không đem chế biến ngay mà đem nuôi trong cát vàng cho nhịn ăn để loại bỏ hết tạp chất và ký sinh trùng.
Phần thu được sau khi phơi khô được gọi là vị thuốc Địa Long, đem bảo quản nơi khô ráo trong lọ kín tránh ẩm.